BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI VÀ QUẢN LÝ CHÓ THẢ RÔNG
10-04-2024 09:19
1. Khái niệm:
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liến của động vật (chó, mèo...). Động vật và người mắc bệnh dại đều dẫn đến tử vong.
2. Nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh:
Bệnh dại chủ yếu lây từ các con vật nuôi sang người như: chó, mèo hoặc có thể là các loài độg vật hoang dã như: dơi, chó sói, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Sau khi bị chó, mèo dại cắn, thời gian ủ bệnh thường từ 01 – 03 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
3. Các biểu hiện của bênh Dại ở chó, mèo:
- Ở chó: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo, tru lên từng hồi; bồn trồn, nhảy lên đớp không khí. Chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. Chó bỏ ăn, sốt, có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chảy nước dãi, sùi bọt mép, bồn trồn, sợ sệt, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn, điên cuồng. Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ cũng cắn gặm, tấn công chó khác, kể cả người.
- Ở mèo: Mèo ít bị mắc bệnh Dại hơn chó, bệnh Dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Mèo hay núp mình vào chỗ vắng, hay kêu, bồn chồn; khi người chạm vào thì nó cắn mạnh và hăng, tạo vết thương sâu.
4. Biểu hiện của người mắc bênh Dại:
Người mắc bệnh dại sẽ có các biểu hiện hội chứng viêm não tủy cấp tính nổi trội bởi các triệu chứng kích động như: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng hoặc các triệu chứng liệt ( thể dại liệt) tiến triển tới hôn mê và thường tử vong sau 07-10 ngày.
5. Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại:
Người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Trên thể giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để phòng chủ động phòng chống bệnh dại, trạm y tế xã Lương Phú khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y, theo thông báo của UBND xã.
UBND xã Thanh Ninh